Những dấu hiệu tụt canxi bạn cần lưu ý

 Thiếu canxi, cơ thể sẽ có dấu hiệu gì? Bài viết dưới đây Solife sẽ giúp bạn biết được những dấu hiệu tụt canxi của cơ thể để kịp thời bổ sung và điều trị.

1. Canxi đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe?

Canxi là một trong những thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe. 99% canxi ở trong xương dưới dạng muối canxi, gắn liền với khung tế bào làm cho xương và răng có độ cứng. Ngoài ra, trong tế bào và máu cũng chứa canxi.

Canxi có vai trò quan trọng đối với xương khớp

Canxi tác động đến sức khỏe xương ở mọi lứa tuổi.

  • Ở giai đoạn đang phát triển, canxi giúp xương chắc khỏe, trẻ em thiếu canxi dẫn tới tình trạng còi xương, răng yếu, dễ mắc các bệnh lý về răng như răng dọc chậm, sâu răng.
  • Khi đến giai đoạn trưởng thành, ngừng phát triển, canxi duy trì và làm chậm quá trình loãng xương, giảm tình trạng đau nhức xương khớp, khó khăn trong vận động. Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh có thể mất mật độ xương cao hơn nam giới và người trẻ, họ có nguy cơ loãng xương cao hơn và bác sĩ có thể khuyên bổ sung canxi.

Canxi  góp phần trong quá trình hoạt động của thần kinh cơ, điều chỉnh sự co cơ. Khi dây thần kinh kích thích cơ bắp, cơ thể sẽ giải phóng canxi. Canxi sẽ giúp các protein trong cơ thực hiện co bóp, giúp duy trì hoạt động của tim, làm giãn cơ trơn bao quanh mạch máu và có vai trò trong chuyển hóa của tế bào và quá trình đông máu.

Xem thêm: Bổ Sung Canxi Cho Người Lớn Có Cần Thiết Hay Không?

2. Nguyên nhân gây hiện tượng thiếu canxi

2.1. Hiện tượng thiếu canxi là gì?

Hiện tượng thiếu canxi hay còn gọi là tụt canxi, hạ canxi máu. Xảy ra khi lượng canxi trong máu thấp. Khi lượng canxi trong máu thấp cơ thể sẽ lấy canxi từ xương gây ảnh hưởng tới sức khỏe xương. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này:

  • Có thể do chế độ ăn uống, lượng thức ăn nạp vào không đủ, đường ruột hấp thu kém.
  • Do vấn đề tuổi tác, trẻ em hấp thu canxi tốt hơn người trưởng thành.
  • Thiếu vitamin D, cơ thể thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn tới thiếu canxi.
  • Nồng độ magie hoặc phosphat trong cơ thể không ổn định ảnh hưởng đến quá trình tạo xương, xương dễ gãy, làm thay đổi quá trình chuyển hóa canxi và các hormone điều hòa canxi.
  • Mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn tuyến giáp.
  • Mắc các bệnh lý về thận, viêm tụy cấp.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống động kinh,…

2.2. Biểu hiện của thiếu hụt canxi

Vì canxi tham gia vào nhiều chức năng khác nhau của cơ thể nên các triệu chứng thiếu canxi rất đa dạng. Thậm chí một số trường hợp tụt canxi nhẹ có thể không gây ra hiện tượng nào.

Hạ canxi có thể gây chuột rút

Một số dấu hiệu thiếu canxi như:

  • Bị chuột rút: Khi canxi trong máu giảm đột ngột, gây rối loạn điện thế màng tế bào, cơ bị co thắt, cứng cơ. Gây ra hiện tượng chuột rút.
  • Mất ngủ: Canxi có vai trò quan trọng trong việc sản xuất melatonin, loại hormone giúp con người ngủ ngon. Thêm vào đó, nếu bạn bị chuột rút khi đang ngủ sẽ khiến bạn mất ngủ.
  • Da khô: Thiếu canxi sẽ khiến da bị khô, bong tróc. Có liên quan đến các bệnh về da như vẩy nến hoặc chàm.
  • Sâu răng, chậm mọc răng: Phần lớn canxi được tìm thấy trong xương và răng. Vì vậy khi thiếu canxi răng sẽ mọc chậm và không chắc khỏe dẫn đến sâu răng.
  • Móng tay yếu và dễ gãy: Cũng giống như xương và răng, móng cũng cần canxi để tạo độ bền, chắc. Việc thiếu canxi sẽ khiến móng tay khô, giòn, dễ gãy.

Da khô, móng tay dễ gãy khi thi thiếu canxi

  • Dậy thì muộn.
  • Các triệu chứng tiền kinh nguyệt tăng lên: Bạn có thể giảm được các triệu chứng đau lưng, đau ngực, nổi mụn,… trước kỳ kinh nguyệt nếu bổ sung đầy đủ canxi.
  • Chóng mặt.
  • Dễ cáu gắt: Canxi có vai trò quan trọng trong việc xác định tính dễ bị kích thích của dây thần kinh ngoại vi. Việc tụt canxi gây cản trở hoạt động dẫn truyền của dây thần kinh khiến ta căng thẳng, dễ nổi cáu.
  • Chứng loãng xương: Đây có lẽ là tác hại phổ biến mà nhiều biết đến khi nói về triệu chứng thiếu canxi. Cơ thể không có đủ canxi sẽ lấy canxi có trong xương làm mất mật độ xương. Lúc này xương sẽ giòn, dễ gãy.

Loãng xương do thiếu canxi 

  • Cao huyết áp: Một trong những vai trò của canxi là làm trung gian trong việc co thắt và thư giãn các mạch máu, giúp chống lại tăng huyết áp. Vậy nên thiếu canxi có thể gây tăng huyết áp.
  • Các vấn đề về đại tràng:  Thiếu canxi kéo dài thì những khối u lồi trong lòng trực tràng sẽ phát triển và gây nguy hiểm nếu chúng thoái hóa thành các khối u ác tính.
  • Vấn đề về thần kinh: Thiếu canxi có thể gặp các vấn đề về thần kinh như đau đầu, hay quên, dễ cáu gắt, tinh thần không ổn định, mệt mỏi, tính tình bất thường.

Khi có biểu hiện của việc tụt canxi cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời tránh xảy ra biến chứng cũng như để lại hậu quả sau này.

Xem thêm: Hướng dẫn cách bổ sung canxi và những lưu ý quan trọng

3. Kết luận 

Mỗi người đều có nhu cầu sử dụng canxi khác nhau. Không nên bổ sung canxi cho tất cả mọi người. Tuy nhiên cần có sự giám sát của bác sĩ và các chuyên gia. Nếu bạn có những thắc mắc cần Solife giải đáp thì hãy bình luận phía dưới bài viết nhé!


Comments

Popular posts from this blog

Có nên uống C sủi lúc đói không? Uống vào lúc nào?

Canxi hữu cơ là gì? Hướng dẫn cách bổ sung canxi hữu cơ

Vitamin E 268 MG 400 IU Solgar Chăm Sóc Sắc Đẹp